Khuyến lâm ở một số nước châu Á Khuyến lâm

Khuyến lâm ở Srilanka

  • Tại Srilanka phụ trách công tác khuyến lâm ở cấp quốc gia là Cục lâm nghiệp thuộc Bộ đất và phát triển đất Srilanka.
  • Cán bộ khuyến lâm chủ yếu được gửi đào tạo ở nước ngoài, và từ các chương trình hỗ trợ của chính phủ Srilanka.

Khuyến lâm ở Thailand

  • Thái lan có 3 tổ chức chính hoạt động có liên quan đế khuyến lâm, đó là Cục lâm nghiệp hoàng gia, hội nông dân, hội phát triển cộng đồng. Hoạt động khuyến lâm được thực hiện và chỉ đạo bởi các phòng lâm nghiệp quốc gia, bao gồm 21 cơ quan cấp vùng và 72 cơ quan cấp tỉnh.
  • Cán bộ khuyến lâm của Thái lan chủ yếu được đào tạo từ Trường Đại học Kasetsart và Trung tâm Đào tạo Lâm nghiệp cộng đồng RECOFTC.

Khuyến lâm ở Philippin

  • Tại Philippin hệ thống khuyến nông khuyến lâm được thành lập nam 1976, mạng lưới khuyến nông khuyến lâm chủ yếu do các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức tình nguyện và tổ chức phi chính phủ thực hiện.
  • Cán bộ khuyến lâm của Philippin chủ yếu được đào tạo từ Trường Đại học Los Banõs

Khuyến lâm ở Ấn Độ

Ấn Độ có 100 trung tâm khuyến lâm trong cả nước và có 1 văn phòng khuyến lâm trung ương.

Khuyến lâm ở Indonesia

  • Tại Indonesia các cơ quan lâm nghiệp từ trung ương đến đia phương đề có các ttoor chức khuyến lâm và các cơ quan này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến rừng.
  • Cán bộ khuyến lâm được đào tạo tại các trường cao đẳng. Cán bộ giám sát đề phải được đào tạo tại các trường đại học chuyên ngành về lâm nghiệp ở trong hoặc ngoài nước.

Khuyến lâm ở Nepal

  • Công tác khuyến lâm ở Nepal được điều hành bởi Bộ nông nghiệp và bảo vệ đất Nepal.
  • Cán bộ khuyến lâm chủ yếu được đào tạo từ sự bảo trợ của chính phủ.

Khuyến lâm ở Pakistan

  • Tại Pakistan có tới 90% nhuyên liệu đốt chính của cả nước do các trang trại cung cấp, vì vậy chính sách của nhà nước nhấn mạnh vào việc trồng cây trên đất tư nhân. Đây cũng là đặc trưng của khuyến lâm ở Pakistan.
  • Cán bộ khuyến lâm được đào tạo bởi sự bảo trợ của hiệp hội các chủ trang trại.

Khuyến lâm ở Bangladesh

  • Tại Bangladesh nhà nước cung cấp nguyên liệu chất đốt với sự tham gia của cộng đồng, do đó lâm nghiệp cộng đồng được coi là đối tượng của khuyến lâm. Người tham gia chủ yếu là người tình nguyện, các tổ chức phi chính phủ.
  • Người tham gia khuyến lâm chủ yếu đào tạo ở các trung tâm khuyến lâm do các tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ, Đức tài trợ.

Khuyến lâm ở Laos

  • Lào có mô hình khuyến lâm tương tự như mô hình khuyến lâm của Việt Nam. Mọi hoạt động khuyến lâm của Lào được điều hành bởi bộ Lâm nghiệp Lào.
  • Cán bộ khuyến lâm của Lào được đào tạo chủ yếu tại khoa Lâm nghiệp trường Đại học quốc gia Viêng chăn, các cán bộ cấp cao đều được sự hỗ trợ đào tạo tại ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt nam.